Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Một số quan niệm & Căn cứ pháp lý của “CHỮ HIẾU”


LỜI NGƯỜI VIẾT:
 NHÂN MÙA VU LAN, NHIỀU NGƯỜI NÓI VÀ SUY GẪM VỀ CHỮ HIẾU. Hoà vào đó, Tâm tôi xin góp vài ý kiến sưu tầm được về quan niệm đối với CHỮ HIẾU của Nho giáo, Phật giáo, Kitô giáo... Và, đặc biệt là các căn cứ pháp lý của chữ Hiếu trong xã hội ngày nay được ghi nhận trong Hiếp pháp và pháp luật hiện hành. Xin mời các bạn cùng xem. Kính chúc cho tất cả đấng Cha Mẹ của chúng ta luôn sống vui, sống khoẻ cùng con cháu.







Chữ Hiếu trong Nho giáo và Phật giáo:
Hiếu là nền tảng của đạo làm người, là nhân tố để hình thành nên đức Nhân của người Quân tử, một mẫu người lý tưởng trong Nho giáo. Chung quy việc tu thân để tiến đến việc tề gia, trị quốc và bình thiên hạ phải bắt đầu từ một đức tính căn bản trong mỗi người, đức tính đó không gì khác hơn là hiếu hạnh.
ĐỌC THÊM TẠI: http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-1804/Chu-Hieu-trong-Nho-giao-va-Phat-giao.html


Đạo Hiếu trong đời sống Kitô giáo:
“Đạo Hiếu” được đón nhận và đi vào lối sống của người Việt Nam một cách tự nhiên, ở mọi thời và mọi nơi. Như thế, “Đạo Hiếu” được xem như “hạt giống của Lời” được gieo vào dòng máu và con tim của dân Việt qua muôn vàn thế hệ, ngày nay khi gặp được Tin Mừng soi chiếu, nó được đón nhận như một thành phần không thể thiếu được của toàn bộ đời sống của Kitô hữu. Vậy Kitô giáo dạy gì về đời sống hiếu nghĩa?
Kinh Thánh dạy rõ về bổn phận hiếu nghĩa của con cái đối với những bậc sinh thành ra mình. Trước hết, trong Cựu Ước, một trong những giới luật nổi bật quan trọng về lòng thảo hiếu đối với mẹ cha là “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12).

ĐỌC THÊM TẠI: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20101111/7431

Các căn cứ pháp lý của CHỮ HIẾU (qua Hiến pháp và Luật Hôn nhân và Gia đình):
 

Điều 64 Hiến pháp 1992
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
 

Chi tiết Điều 35. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Điều 35. Nghĩa vụ và quyền của conCon có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Chi tiết Điều 36. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Điều 36. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. 
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét